Gọi ngay hôm nay

Thép Không Gỉ Là Gì? Thép Không Gỉ Có Phải Là inox?

Thép không gỉ là một loại hợp kim của sắt, trong đó có chứa ít nhất 10.5% Crom. Do đó, thép không gỉ còn có các tên gọi khác như thép chống ăn mòn, thép crom hay inox.

Thép Không Gỉ Là Gì

1. Thép không gỉ là gì?

Người ta định nghĩa thép là hợp chất gồm có hai thành phần chính là sắt và cacbon. Tỷ lệ giữa thép và carbon sẽ quyết định tính chất đặc trưng của loại thép đó. Về cơ bản, thép không gỉ cũng là một dạng tồn tại của thép thông thường nhưng có thêm hàm lượng crom tối thiểu là 10.5%.

Ở một số trường hợp nhất định, người ta còn tìm thấy các thành phần khác trong thép không gỉ như: Silic, Mangan,… Sự góp mặt của yếu tố crom đã tạo nên tính chất khác biệt của thép không gỉ đó là: tăng tính chịu lực và chịu nhiệt so với thép thông thường, không bị ăn mòn trong môi trường tự nhiên, loại trừ khả năng gỉ sét khi tiếp xúc trực tiếp với nước, muối, độ ẩm, không khí, ánh nắng mặt trời.

Hàm lượng crom càng cao, thì mức độ bền vững của thép không gỉ càng lớn. Do đó, người ta thường gọi yếu tố crom này là “áo giáp” bảo vệ cho thép thông thường, giúp nó chống lại sự tấn công của môi trường tự nhiên, qua đó kéo dài tuổi thọ và thể hiện chất lượng vượt trội đối với người dùng.

Thép không gỉ

2. Thép không gỉ có phải là inox? Thép không gỉ và inox khác nhau như thế nào?

Thép không gỉ có phải là inox hay không? Đây là băn khoăn của không ít người hiện nay. Nếu không hiểu rõ tính chất của thép không gỉ, chắc hẳn mọi người sẽ cho rằng: thép không gỉ và inox là 2 vật liệu khác nhau (vì chúng sở hữu 2 tên gọi hoàn toàn khác nhau). Thực chất không phải như vậy, Inox chỉ là 1 tên gọi khác của thép không gỉ, dùng để phân biệt rạch ròi giữa thép thông thường và thép không gỉ.

Thép không gỉ hay inox đều là những vật liệu chống bào mòn, có nguồn gốc từ thép thông thường nhưng sở hữu tỷ lệ crom cao hơn hẳn. Chính điều này đã tạo nên lợi thế cho thép không gỉ, biến chúng thành vật liệu siêu bền như: không bị gỉ sét, cong vênh, biến dạng khi tiếp xúc với yếu tố tự nhiên, trọng lượng nhẹ, có tính mềm nên rất dễ thi công tạo hình, bề mặt luôn sáng bóng và sạch sẽ, có giá trị thẩm mỹ cao, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau.

Thép không gỉ có phải là inox

>>>Tham khảo: giá thu mua phế liệu

3. Đặc tính của thép không gỉ?

Không phải ngẫu nhiên mà inox lại được ứng dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta đến như vậy, hẳn chất liệu này phải sở hữu những đặc tính vượt trội hơn hẳn so với các kim loại thông thường:

  • Chống oxy hóa tốt: Inox chống oxy hóa tốt, rất ít khi bị han gỉ, ngay cả trong môi trường khắc nghiệt, ẩm ướt hoặc chứa các chất oxy hóa thông thường.
  • Chịu lực tốt: Thép không rỉ có độ dẻo dai và độ cứng nhất định phụ thuộc vào cách pha trộn hợp chất và nhiệt độ luyện.
  • Bền bỉ hơn: So với các kim loại thông thường, inox sẽ bền bỉ hơn rất nhiều, tuổi thọ của các thiết bị sử dụng inox có thể lên tới vài ba chục năm mà không hề bị hao hụt.
  • Dễ dàng khử trùng: Thép không rỉ dễ dàng khử trùng nên thường được áp dụng trong công nghệ thực phẩm, và lĩnh vực y tế.
  • Không chứa chì: Inox không chứa chì và các chất độc hại nên rất an toàn cho sức khỏe con người. Chính vì thế, inox được sử dụng làm các vật chứa đựng nước, dụng cụ nấu ăn hàng ngày như xoong nồi, mâm chảo, bồn nước inox, bồn rửa chén, vòi rửa bát.
  • Tính thẩm mỹ cao: Inox có độ nhẵn và sáng bóng cao, dễ dàng vệ sinh, lau chùi và rất ít bám bẩn, đạt tính thẩm mỹ cao. Do đó, khi sản xuất các đồ dùng inox thì cũng không cần sử dụng sơn phủ.
  • Có thể tái sử dụng, tái chế: Inox là một hợp chất có thể tái sử dụng hoặc tái chế vô cùng tiện lợi giúp tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.

Đặc tính của thép không gỉ

4. Cách phân biệt thép không gỉ

Giá thành của các loại thép trên thị trường là khác nhau, trong đó, inox 304 là loại thép có mức giá cao nhất bởi khả năng chống oxy hóa cực tốt. Cũng vì lý do đó mà đã có rất nhiều sản phẩm sử dụng chất liệu thép thông thường nhưng được gắn mác thép không rỉ được đưa tới tay người tiêu dùng. Vậy làm cách nào để chúng ta có thể lựa chọn đúng thép không gỉ?

Để phân biệt thép không gỉ, chúng ta có thể áp dụng 2 cách thực hiện sau:

  • Sử dụng thuốc thử

Khi sử dụng axit trên bề mặt của inox chống gỉ thì sẽ gần như không có phản ứng gì trên bề mặt. Trong khi đó, các loại kim loại hay hợp chất khác sẽ xảy ra các phản ứng sủi bọt.

Còn ở các loại thuốc thử chuyên dụng, chúng ta sẽ nhận biết được inox 304 có phản ứng đổi màu đỏ gạch còn inox 201 có phản ứng đổi màu thành màu xám.

  • Sử dụng hoa lửa

Sử dụng hoa lửa cũng là một cách để nhận biết inox neeus chúng ta không có sẵn thuốc thử. Tỷ lệ Carbon có trong inox 201 nhiều hơn so với inox 304 nên đuôi của hoa lửa sẽ phân nhánh nhiều hơn.

Cách phân biệt thép không gỉ

5. Các loại thép không gỉ phổ biến hiện nay?

Tùy thuộc vào hàm lượng của các chất, nhiệt độ mà người ta tạo ra các loại thép khác nhau, trong đó có 5 loại phổ biến sau:

  • Inox 316

Inox 316 có một hàm lượng Niken rất dồi dào, khả năng chống oxy hóa rất tốt, ngay cả trong môi trường khắc nghiệt khắc nghiệt nhất: nóng, mặn, ẩm, hóa chất, axit,…

Chính vì những đặc tính này mà inox 316 có giá thành khá cao, thường chỉ được ứng dụng trong một số lĩnh vực đặc thù cần có độ bền cao như các thiết bị y tế chuyên dụng.

  • Inox 304

Inox 304 là một loại thép không gỉ được ứng dụng phổ biến nhất trong các lĩnh vực của đời sống bởi khả năng chống ăn mòn tốt, không chứa các chất độc hại, có độ sáng bóng cao, bền bỉ, chịu được các tác động từ môi trường tốt.

Đặc biệt, khi tiếp xúc với nguồn nước và thực phẩm thì inox 304 không gây ảnh hưởng tới nguồn nước, thực phẩm, an toàn cho sức khỏe con người. Đây cũng chính là lý do inox 304 được ứng dụng để làm các đồ dùng chứa đựng nước, thực phẩm như bồn nước, chậu rửa bát, hộp cơm hay các dụng cụ ăn uống hàng ngày.

Giá thành của inox 304 khá cao, chỉ thấp hơn so với inox 316.

  • Inox 201 và inox 202

Inox 201 và inox 202 không có sự khác biệt quá nhiều về hàm lượng các chất, nó được ưa chuộng sử dụng bởi giá thành rẻ.

Tuy nhiên, 2 loại inox này không được đánh giá quá cao bởi hàm lượng mangan khá lớn, trong khi đó, đây lại là chất có khả năng gây độc, đặc biệt là ở nhiệt độ cao.

Do đó, nếu là các dụng cụ nấu nướng hàng ngày, tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao thì bạn không nên lựa chọn inox 201 và inox 202.

  • Inox 430 

Inox 430 chứa hàm lượng sắt cao hơn inox 304 nên sẽ có tốc độ oxy hóa nhanh hơn. Do đó, các sản phẩm có chất liệu inox 430 chỉ nên sử dụng ở những môi trường không nhiễm mặn, khô ráo.

Ưu điểm lớn nhất của loại thép không gỉ này là khả năng gia nhiệt lớn, an toàn đối với sức khỏe nên thường được sử dụng để sản xuất các loại đồ gia dụng nhà bếp.

Các loại thép không gỉ phổ biến hiện nay

6. Tiêu chuẩn thép không gỉ bao gồm những gì?

Mỗi quốc gia sẽ có hệ thống tiêu chuẩn đánh giá riêng cho từng loại vật liệu. Tại Việt Nam, thép không gỉ phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cơ bản dưới đây:

  • Thành phần hóa học trong hợp chất có tỷ lệ hàm lượng Crom tối thiểu là 10,5% và Cacbon tối đa 1,2% theo khối lượng.
  • Các nguyên tố trong kết quả thử nghiệm thành phần hoá học của mẫu nằm trong giới hạn về sai lệch cho phép, thỏa mãn các tiêu chuẩn đã công bố.
  • Các yêu cầu về phương pháp lấy mẫu và thử nghiệm mẫu đối với thép không gỉ sản xuất trong nước (hoặc nhập khẩu) phải tuân thủ theo quy định đã có.

Tiêu chuẩn cụ thể của thép không gỉ được nêu chi tiết trong văn bản sau: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10356:2014 (ISO 15510:2010) về Thép không gỉ.

Trên thế giới có rất nhiều tổ chức đánh giá tiêu chuẩn của thép không gỉ như: Tiêu chuẩn AISI – Viện sắt thép Mỹ, Tiêu chuẩn ASTM – Hiệp hội thử nghiệm và vật liệu Mỹ, Tiêu chuẩn BS – Tiêu chuẩn Anh, Tiêu chuẩn ANSI – Viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ, Tiêu chuẩn JIS – Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản, Tiêu chuẩn AS – Tiêu chuẩn Úc, Tiêu chuẩn ASME – Hiệp hội kỹ sư cơ khí Hoa Kỳ,…

Xã hội càng phát triển thì phạm vi ứng dụng của thép không gỉ càng phổ biến hơn trước. Xét trên phương diện nào đó, thép không gỉ sở hữu ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với thép thông thường như: độ bền cao, giá trị sử dụng lâu dài, không bị oxy hóa trong môi trường tự nhiên, dễ thi công tạo hình theo ý muốn, được đánh giá cao về giá trị thẩm mỹ,… Căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể, mà người dùng sẽ lựa chọn cho mình loại thép không gỉ phù hợp nhất.

Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc phần nào: thép không gỉ là gì? thép không gỉ có phải là inox?, hay các tiêu chuẩn của thép không gỉ gồm có những gì?… Thép không gỉ đáp ứng hầu hết mục đích sử dụng của khách hàng, thể hiện tính hiệu quả trong sản xuất và sinh hoạt hằng ngày. Thép không gỉ (hay còn gọi là Inox) mang đến nhiều lợi ích cho người dùng và xã hội hiện đại, xứng đáng là vât liệu tối ưu nhất trong thời buổi 4.0.

Hiện nay, trên thị trường bắt đầu xuất hiện tràn làn những vật liệu giả inox với hình dáng, đặc điểm bên ngoài giống hệt với thép không gỉ thật nhưng chất lượng cực kỳ kém. Bằng mắt thường khó có thể phân biệt được inox. Chính vì vậy, các bạn hãy lựa chọn những đơn vị, đại lý lớn, có uy tín cao, chuyên phân phối các sản phẩm chất lượng cao để mua được inox tốt với giá thành hợp lý.

Nếu bạn đang có nhu cầu thanh lý inox phế liệu, hãy liên hệ Công Ty Thu Mua Phế Liệu Linh Busan. Cam kết thu mua phế liệu inox giá cao so với thị trường, thu mua số lượng lớn tận nơi, có hoa hồng cho người giới thiệu.

Công Ty Thu Mua Phế Liệu Linh Busan tự hào là doanh nghiệp lớn trên cả nước. Thu mua phế liệu đồng, mua nhôm phế liệu, mua chì phế liệu, mua kẽm, phế liệu sắt thép, gang, tôn cũ, thiếc, mũi khoan, thép gió, hợp kim, bạc phế liệu, mua phế liệu inox, thiết bị điện tử, nhà xưởng, tàu bè, vải … Chuyên thu mua phế liệu tận nơi tại nhà giá cao, đến tận công ty, xưởng sản xuất, khu công nghiệp, khu chế xuất làm việc trong ngày. Nhận thanh lý nhà xưởng tại Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM, Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Vũng Tàu.. tại 63 tỉnh thành trên cả nước với số lượng lớn.

THU MUA PHẾ LIỆU LINH BUSAN

Địa chỉ: Liên Ấp 234 – Vĩnh Lộc A – Huyện Bình Chánh – Tp. Hồ Chí Minh

Hotline0969.077.567

Websitethumuaphelieulinhbusan.com

>>>Tham khảo: giá nhôm phế liệu